VÌ SAO TRẺ EM HAY BỊ LẠM DỤNG? (PHẦN 1)

Do đó, nếu không có nhận thức và giám sát từ một người lớn, trẻ em sẽ không bao giờ nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào. Vì vậy, việc hiểu về lạm dụng trẻ em, dấu hiệu và cách để hỗ trợ cho con kịp thời là vô cùng quan trọng với các bậc phụ huynh.

Các dạng phổ biến của lạm dụng trẻ em là gì?

Lạm dụng trẻ em là không chỉ lạm dụng thể chất. Mặc dù dấu hiệu lạm dụng thể chất thể hiện rõ ràng hơn, có nhiều hình thức lạm dụng khác đôi khi có thể bị bỏ qua. Bạn hãy tự hỏi mình gần đây bạn có hay lờ đi nhu cầu của trẻ, không giám sát trẻ, các tình huống nguy hiểm, hoặc làm cho trẻ cảm thấy vô giá trị hoặc ngu ngốc cũng là lạm dụng trẻ em. Bất kể loại lạm dụng trẻ em nào, kết quả là vẫn như nhau. Lạm dụng trẻ em có thể gây ra một tác động tiêu cực đến sự phát triển tâm lý và xã hội của một đứa trẻ. Dưới đây là một số hình thức lạm dụng trẻ em có thể xảy ra:

  • Lạm dụng thể chất: Cơ thể trẻ bị thương hoặc chịu nguy cơ tổn thương.
  • Lạm dụng tình dục: Có thể xảy ra trong bất kỳ hoạt động tình dục nào với trẻ em.
  • Lạm dụng cảm xúc: Có thể bao gồm công kích bằng lời nói và cảm xúc, chẳng hạn như coi thường hay mắng mỏ, cô lập, hoặc bỏ mặc.
  • Lạm dụng y tế: Nếu một đứa trẻ bị cố tình làm cho bị ốm, có thể được coi là lạm dụng y tế, vì nó khiến sức khỏe trẻ gặp nguy hiểm nghiêm trọng hoặc bị thương.
  • Bỏ mặc: Trẻ em không được cung cấp đầy đủ thức ăn, chỗ ở, tình yêu thương, giáo dục hay chăm sóc y tế.

Những dấu hiệu nào đáng báo động của tình trạng lạm dụng trẻ em?

Lạm dụng trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ gia đình hoặc lớp học nào. Để một đứa trẻ tiết lộ chúng đang bị lạm dụng là khó khăn, thường vì kẻ bạo hành là một người mà trẻ cần đến như cha mẹ hoặc giáo viên của trẻ. Có một số dấu hiệu cảnh báo có thể giúp bạn biết một đứa trẻ đang bị lạm dụng, bao gồm:

  • Trẻ có thể cô lập mình khỏi bạn bè hoặc các hoạt động bình thường;
  • Trẻ có thể được dễ dàng tức giận, hung hăng, hay thù địch;
  • Trẻ học tập kém tại trường;
  • Trẻ có dấu hiệu trầm cảm hay lo sợ bất thường, mất tự tin;
  • Trẻ có thể thường xuyên không đi học hoặc tham gia các hoạt động xã hội;
  • Trẻ có dấu hiệu của hành vi nổi loạn hay thách thức;
  • Trẻ có thể cố gắng tự tử.

Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu chung cho thấy trẻ bị lạm dụng, làm thế nào để bạn nhận dạng từng dạng lạm dụng cụ thể nào trẻ đang gặp phải? Mời bạn theo dõi phần 2 để hiểu về các dấu hiệu riêng của từng kiểu lạm dụng trẻ em nhé.

 

Tác giả: Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư.

Link: https://hellobacsi.com/chuyen-de/tam-ly-than-kinh/vi-sao-tre-em-hay-bi-lam-dung-phan-1/

 

 VÌ SAO TRẺ EM HAY BỊ LẠM DỤNG? (PHẦN 1)

Bài viết khác

Mẹ đi công tác và mẹ yêu con

- Mẹ ơi, sao mẹ đi công tác, mẹ không yêu con và em nữa à? - Sao con lại nghĩ thế? - Vì mẹ đi thế là mẹ không muốn ở với bọn con nữa.

Bối rối khi con gái tuổi teen lười học mê làm đỏm

Con gái tôi học lớp 10. Gần đây tôi thấy cháu đòi ăn diện, thích sơn móng tay, móng chân màu mè, còn dùng mỹ phẩm bôi môi, kẻ mắt.

Chuyện gì đang xảy ra với tôi?

Chuyện gì đang xảy ra thế nhỉ? Bạn đang rời xa quãng đời thơ bé, bạn sẽ lớn lên, thay đổi và hoàn thiện từng ngày

Giúp con bảo vệ bản thân bằng quy tắc đồ lót

Chị Rachel, một bà mẹ người Anh, khi dạy con gái 3 tuổi về quy tắc đồ lót tình cờ phát hiện ra cô bé đã bị một người bạn thân tín của gia đình lạm dụng.